Sàn thương mại chính thức của công ty

CAO NAM PHÁT

Hiện trạng ô nhiễm nước thải làng nghề dệt nhuộm tại Việt Nam và phương pháp xử lý

17-10-2017
Hiện trạng ô nhiễm nước thải làng nghề dệt nhuộm tại Việt Nam và phương pháp xử lý
 

HÃY GỌI NGAY ĐẾN HOTLINE:0933565116(Ms phu) ĐỂ DƯỢC TƯ VẤN 

Hiện trạng ô nhiễm nước thải làng nghề dệt nhuộm tại Việt Nam phát sinh chính từ hoạt động làng nghề. Vì chỉ với quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, lỗi thời, không đồng bộ, phát triển tự phát chủ yếu chịu sự chi phối của thị trường, không có hệ thống xử lý nước thải bài bản do do chi phí thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cao, và do không có sự hiểu biết của người dân về tác hại của nước thải dệt nhuộm đến sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh.

Nước thải dệt nhuộm tại những làng nghề tại Việt Nam gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

Đặc thù của nghề dệt nhuộm là sử dụng rất nhiều nước, nước được sử dụng có chứa rất nhiều hóa chất và thuốc nhuộm nên thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải làng nghề dệt nhuộm bao gồm: các tạp chất tự nhiên (tách ra từ sợi vải), chất bẩn, dầu, sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin (trong quá trình nấu tẩy), chuội tơ và các hóa chất (sử dụng trong quy trình xử lý vải như hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3,) các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt.

Khoảng 10 - 30% lượng thuốc nhuộm và hóa chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng với nước thải.

Nếu những chất này được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không được xử lý thì sẽ làm tăng pH của nước vì độ kiềm cao. Khi pH>9 sẽ gây độc hại đối với thủy sinh gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải. Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng rắn. Lượng thải lớn gây tác hại đối với đời sống thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi của tế bào. Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đời sống thủy sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nguồn nước. Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vạo nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan. Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng tới sự sống của các loài thủy sinh.

 

o-nhiem-nuoc-tai-det-nhuom-tai-viet-nam

 

Ô nhiễm do nước thải dệt nhuộm gây ra. Photo by internet

 

Vậy làm thế nào để hạn chế mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm đôi với môi trường?

Bản thân từng hộ gia đình phải xử lý nước thải trước sau đó  mới cho vào khu xử lý nước thải tập trung

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhộm  tại khu tập trung như thế nào ?

Vì mỗi loại nước thải có thành phần và tính chất đặc trưng rất khác nhau nên công nghệ xử lý tương ứng cũng khác nhau. Do đó, các loại phải tách riêng và xử lý sơ bộ loại trừ các tác nhân độc hại đối với vi sinh rồi nhập chung xử lý bằng sinh học. Nước thải nhuộm vải có nồng độ chất hữu cơ cao, thành phần phức tạp và chứa nhiều hợp chất vòng khó phân hủy sinh học, đồng thời có các chất trợ trong quá trình nhuộm có khả năng gây ức chế vi sinh vật. Hơn nữa, nhiệt độ nước thải rất cao, khộng thích hợp đưa trực tiếp vào hệ thống xử lý sinh học. Vì vậy, phải xử lý hóa lý trước khi đưa vào các công trình sinh học nhằm loại trừ các yếu tố gây hại đối với vi sinh.



 

  1. Công nghệ của hệ thống xử lý nước thải môi trường ngành dệt nhuộm
    • Thuyết minh công nghệ:

Trong công nghệ này, nước thải nhuộm từ các công đoạn sẽ được thu gom tại các bể riêng. Nước thải hoạt tính được tiến hành keo tu bằng phèn sắt với pH là 10 – 10.5, hiệu quả khử COD là 60 – 85%. Nước thải sunfua keo tụ ở pH khoảng 6, hiệu quả khử COD là 70%. Riêng nước thải tẩy sẽ được tiến hành trung hòa nhằm đưa pH về 6.5. Khi đó, H2O2 sẽ được phân hủy thành O­2 bay lên gây ra bọt đồng thời hồ sẽ được tách ra khỏi nước. Từ đây, nước tẩy sẽ được đưa vào bề trộn cùng với nước sau lắng của nước thải hoạt tính và nước thải sunfua. Bể trộn vừa đóng vai trò điều hòa chất lượng nước thải, vừa là nơi hiệu chỉnh pH cho quá trình lọc sinh học kị khí tiếp theo. Ở bể lọc kỵ khí, một phần chất hữu cơ bị phân hủy thành khí biogas hoặc chuyển hòa thành những hợp chất dễ phân hủy hơn và sẽ được tiếp tục oxy hóa sinh học trong bể aerotank. Hiệu quả khử COD của quá trình sinh học khoảng 80-90%. Nước thải sau xử lý sinh học vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nên phải tiến hành xử lý bậc cao bằng biện pháp keo tụ. Phần bùn thải ra từ các bể lắng sẽ được đưa vào máy ép bùn. Nước tách bùn được quay trở lại bể trộn, bùn sau ép được đưa đi chôn lấp.
 GỌI NGAY ĐẾN HOTLINE:0933565116(Ms PHU) ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN



Xêm thêm: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp Của Cao Nam Phát 
CÔNG TY CỔ PHẦN TM DV KT CAO NAM PHÁT

Số 46, Đường 22, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Số 93, Đường DT 743C, Đông Tân, Dĩ An, Bình Dương.
Email: Kd3.caonamphat@gmail.com


Fanpage Facebook

Tin tức sự kiện

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi dành cho bạn

    Có thể bạn quan tâm