Sàn thương mại chính thức của công ty

CAO NAM PHÁT

XỬ LÝ NƯỚC TẠI NINH BÌNH

22-06-2016
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI NINH BÌNH NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH NINH BÌNH

NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH NINH BÌNH

  

1. Thực trạng môi trường

Tỉnh Ninh Bình đang trong thời kỳ phát triển nhanh các hoạt động công nghiệp, tuy nhiên phần lớn các xí nghiệp, nhà máy được xây dựng gần các khu dân cư, hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở này chưa đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường nên đã gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường cũng như sức khỏe của người dân quanh vùng. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường cục bộ do hoạt động của một số cơ sở sản xuất kinh doanh như: Công ty Cát Tường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân thị trấn Yên Ninh; bụi đá từ làng nghề truyền thống đá Ninh Vân gây ô nhiễm môi trường; Nhà máy Sản xuất tinh bột sắn của Cty TNHH một thành viên tinh bột sắn ELMACO không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải sản xuất được xả thẳng ra hồ chứa không lót đáy gây ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm nước dưới đất. Ngoài ra còn có một số vấn đề cần được quan tâm triển khai, xử lý như: nước thải, rác thải bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh; rác thải khu vực thị xã Tam Điệp,...

1.1. Môi trường nước

Môi trường nước khu vực thành phố Ninh Bình đang bị ô nhiễm nặng bởi chất hữu cơ, amoniắc, H2S, nitrat... gây mùi rất nặng xung quanh khu vực, đặc biệt là vào mùa hè. Nước sông Vân đoạt Vũng Trắm còn có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng và dầu mỡ. Lòng sông Đáy ngày càng nông dần do tiếp nhận các chất thải trực tiếp xả vào dòng nước, gây cản trở giao thông đường thủy.

Nước thải khu vực đô thị của các thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và một số thị trấn chưa được xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn môi trường đã thải thẳng xuống lòng sông và kênh mương, kể cả nước thải của các bệnh viện tuyến tỉnh gây ô nhiễm môi trường nước mặt nghiêm trọng. Hệ thống cống, rãnh thoát nước tại 1 số khu vực đô thị (Ninh Bình) chưa đồng bộ nên khả năng tiêu thoát nước kém, còn khoảng 17% số hộ chưa có hố xí hợp vệ sinh, khoảng 40% các cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải theo quy định.

1.2. Môi trường không khí

Phần lớn các khu vực nội thị của tỉnh đang bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải độc hại từ các cơ sở sản xuất thủ công, các phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng kém chất lượng....

Tại một số khu vực như cảng Ninh Bình, phân xưởng sản xuất đất đèn, các lò đúc thép trong khu vực nội thị... cùng với các tuyến đường giao thông xuống cấp chật hẹp, mặt gồ ghề đọng đất bụi, hoạt động thi công nâng cấp các tuyến nội thị, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông cũ xả khí thải cũng đã gây  ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.

1.3.Môi trường khu công nghiệp, làng nghề

Ninh Bình là tỉnh tập trung phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn các dây chuyền sản xuất công nghệ cũ, thiết bị máy móc lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn,... vì thế các chất thải ra môi trường nhiều, hao phí nguyên - nhiên liệu, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Thị xã Tam Điệp được định hướng hình thành khu công nghiệp tập trung của tỉnh. Đây là những nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đáng kể cho khu vực nếu như không có các biện pháp phòng ngừa và xử lý các nguồn gây ô nhiễm.

Các làng nghề thủ công phát triển tự do, không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn, không có các giải pháp bảo vệ môi trường nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các khu vực lân cận, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn đối với cơ sở thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, nước thải đối với các cơ sở dệt nhuộm, hàng mây tre đan, chiếu cói,...

1.4. Môi trường nông thôn

Ninh bình là tỉnh thuần nông, cơ sở hạ tầng và mức sống còn thấp. Việc tăng năng suất nông nghiệp hoàn toàn nhờ vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống mới... đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn ngày càng trở nên nổi cộm, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học tràn lan, thiếu kiến thức khoa học làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái. Ngoài ra, các vấn đề ô nhiễm các lò vôi, lò gạch thủ công, các cơ sở sản xuất xi mặng lò đứng, các trại chăn nuôi gia súc cũng đang ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu.

1.5. Môi trường du lịch

Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh là rất lớn nhưng trong thời gian qua, vấn đề đầu tư quy hoạch, khai thác vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Tỉnh mới chú trọng đầu tư xây dựng một số khu vực chính như Tam Cốc - Bích Động, Vườn Quốc gia Cúc Phương, cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm,..., phần lớn còn khai thác tự nhiên, nhận thức về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học còn hạn chế.

Tình trạng vứt xả rác bừa bãi, xâm hại môi trường cảnh quan vẫn còn tiếp diễn. Môi trường vườn Quốc gia Cúc Phương cũng đã bị ảnh hưởng bởi rác thải và quá trìn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Môi trường phát triển du lịch  của tỉnh hiện nay đang là vấn đề cấp bách cần được chú trọng, quan tâm đúng mức.

1.6. Bảo tồn đa dạng sinh học

Đã xây dựng xong dự thảo “Kế hoạch hành động về ĐDSH đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”; Đa dạng sinh học các hệ sinh thái trên cạn phần lớn nằm ở VQG Cúc Phương và Khu rừng văn hoá, lịch sử Hoa Lư; Đưa độ che phủ rừng của tỉnh đạt 19,7%; Thiết lập được rừng phòng hộ đầu nguồn; Khảo nghiệm, lựa chọn các giống lúa có tiềm năng năng suất, chất lượng để đưa vào cơ cấu vụ mùa.

Xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ công thức luân canh các giống cây trồng mới.

Đã thu thập được số liệu về hiện trạng nuôi nhốt một số loài động vật quý hiếm trên toàn tỉnh năm 2009. Chăm sóc và bảo tồn nguồn gen tại vườn bảo tồn của tỉnh.

Tổ chức trên 300 lớp tập huấn chuyển giao KHCN, hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp cho gần 30.000 lượt nông dân.

1.6. Tình hình triển khai Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg

* Tỉnh Ninh Bình có 08 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong đó có 05 cơ sở sản xuất kinh doanh, 02 bệnh viện và 01 kho thuốc bảo vệ thực vật.

Stt

Tên cơ sở

Địa chỉ

Tiến độ thực hiện

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

Đường Hải Thượng Lãn Ông, P. Phúc Thành, Txã Ninh Bình, Ninh Bình

- Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh hoá học, công suất 5.000 m3/ngày và lò đốt rác thải y tế, công suất 25 kg/h.

- Bệnh viện đang theo dõi kết quả vận hành hệ thống xử lý nước thải, lò đốt rác, lập hồ sơ trình Sở TN&MT chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để.

2

Cơ sở sản xuất xi măng Cầu Yên - Xí nghiệp sản xuất VLXD H42

Cầu Yên, xã Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình

- Đã ngừng nung clinker từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, tự động hoá các khâu nghiền xi măng; lắp đặt hệ thống phân ly, lọc bụi, xilô tại trạm nghiền xi măng. 
- Nhà máy đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình chứng nhận hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại Quyết định số 93/QĐ-STNMT ngày 04/11/2008.

3

Công Ty chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu Ninh Bình

Đường Bắc Giang, P. Đông Thành, Txã Ninh Bình, Ninh Bình

Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để tại Quyết định số 1907/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 8 năm 2005.

4

Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

Tổ 9, P. Bắc Sơn, Txã Tam Điệp, Ninh Bình

- Đã quy hoạch, cải tạo mặt bằng tổng thể (4 ha) hợp lý về sản xuất và bảo vệ môi trường;

- Đã xây dựng xong hệ thống xử lý toàn bộ nước thải sản xuất của Nhà máy theo công nghệ xử lý sinh học bằng bùn hoạt hoá;

- Bãi thải đã và đang được Công ty liên doanh Tân Thành An bao tiêu, sơ chế và bán thành phẩm xuất khẩu (sang Nhật Bản) để chế biến thức ăn cho gia súc;

- Đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình chứng nhận cơ sở hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường triệt để tại Quyết định số 03/QĐ-STNMT ngày 16 tháng 10 năm 2007.

5

Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình

Xã Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình, Ninh Bình

Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để tại Quyết định số 1907/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 8 năm 2005.

6

Kho thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng - Công ty vật tư nông nghiệp Ninh Bình

Đường Nguyễn Huệ, P. Nam Bình, Txã Ninh Bình, Ninh Bình

- Tất cả lượng thuốc BVTV tại kho đã được thu gom, thống kê, phân loại;

- Kết hợp với Trung tâm Công nghệ MT - Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam xử lý được 4 tấn trong tổng số 9 tấn thuốc BVTV cần xử lý theo công nghệ của Bộ KH&CN;

- Đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường triệt để tại Quyết định số 62/QĐ-TNMT ngày 17 tháng 7 năm 2008 .

7

Nhà máy bia Ninh Bình - Công ty chế biến KD lương thực thực phẩm Ninh Bình

Đường Võ Thị Sáu, P. Đông Thành, Txã Ninh Bình, Ninh Bình

Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để tại Quyết định số 126/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 1 năm 2006.

8

Quân y viện 5 Ninh Bình

Đường Trương Hán Siêu, P.Phúc Thành, Txã Ninh Bình, Ninh Bình

- Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, công suất 150 kg/ngày và lò đốt rác thải y tế BELI công suất 20kg/h. Quân y viện 5 đang theo dõi kết quả vậnh hành của hệ thống xử lý nước thải, lò đốt rác.

- Đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cấp chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để tại Quyết định số 146/QĐ-STNMT ngày 23/7/2009.

Năm 2007, trên cơ sở hồ sơ đề nghị hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho tỉnh Ninh Bình để triển khai các dự án xử lý ô nhiễm môi trường triệt để: Dự án “Tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật tồn dư cấm lưu hành, quá hạn sử dụng và xử lý môi trường khu vực lưu chứa thuốc tỉnh Ninh Bình” với tổng kinh phí được phê duyệt là 543.200.000 đồng do ngân sách trung ương hỗ trợ 100% và Dự án Xử lý chất thải các bệnh viện tuyến huyện và nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình” với tổng kinh phí được phê duyệt là 11,99 tỷ đồng trong đó kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương năm 2007 là 8.155.000.000 đồng.

Theo kết quả kiểm tra của Tổng cục Môi trường năm 2009, việc triển khai dự án xử lý chất thải các bệnh viện tuyến huyện là rất chậm, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung kinh phí từ tháng 12 năm 2007, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành việc xử lý ô nhiễm triệt để.

- Năm 2010, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Tổng cục Môi trường đã tổng hợp, đề xuất hỗ trợ cho tỉnh để thực hiện 02 dự án xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg, bao gồm: "Xử lý nước rỉ rác bãi rác thu Quèn khó, thị xã Tam Điệp" và "Đầu tư xây dựng Bãi xử lý rác thải hợp vệ sinh huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình". Hiện đang gửi Vụ Kế hoạch của Bộ để tổng hợp hỗ trợ cho 02 dự án nói trên.

Việc phân bổ 1% kinh phí sự nghiệp môi trường

Trong năm 2009 tỉnh Ninh Bình đã chi 28.175.000.000 đồng (Hai mươi tám tỉ một trăm bảy mươi lăm triệu đồng chẵn) cho hoạt động bảo vệ môi trường do Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Những khó khăn, tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ

- Tình trạng ô nhiễm môi trường nước khu vực hạ lưu sông Đáy; ô nhiễm môi trường nước do nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện và làng nghề ngày càng phức tạp và nguy hại.

- Các cơ sở sản xuất gạch ngói, nung vôi, sản xuất xi măng nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.

- Vấn đề quy hoạch các bãi chất thải sinh hoạt tuyến huyện, cơ sở còn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát các dự án đi vào hoạt động trong đó có chất thải rắn nguy hại chưa được kiểm soát đầy đủ, việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn nhiều hạn chế.

- Chưa có phân công cụ thể đầu mối thực hiện kế hoạch. Cán bộ làm công tác quản lý môi trường còn quá ít.

- Chưa bố trí được nguồn kinh phí cho việc triển khai Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học. Tài nguyên rừng ở một số địa bàn bị xâm hại do khai thác khoáng sản.

- Ninh Bình là tỉnh có nhiều làng nghề đá truyền thống và phát triển mạnh về công nghiệp xi măng nên nếu việc quy hoạch khai thác, phát triển không tốt sẽ tiềm ẩn nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu đá và tác động không nhỏ tới môi trường.

3. Kiến nghị

- Tăng cường đào tạo nguồn lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương; đầu tư trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho công tác quản lý môi trường.

- Kinh phí cho hoạt động quản lý Nhà nước về BVMT cần được quy định rõ ràng vào mục từ ngân sách Nhà nước, đảm bảo đạt mức chi không dưới 1% Ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh việc phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường có liên quan đến sản phẩm và hàng hoá xuất khẩu; nâng cao năng lực xây dựng, thu hút các chương trình, dự án, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho BVMT.

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Quyết định 79 đến các cấp, các ngành của địa phương và cộng đồng dân cư; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện và cơ sở về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

Hãy liên hệ ngay với Công ty Cao Nam Phát để được tư vấn miễn phí, lắp đặt các hệ thống, vật  liệu lọc phù hợp với nguồn nước của gia đình bạn với giá phải chăng, cam kết nước đầu ra đạt chuẩn theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế!

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT CAO NAM PHÁT

ĐC: VPĐD : 46 Đường 22, P. Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

CN1 : 93 Đường ĐT 743C, KP Đông Tân - TX. Dĩ An - Bình Dương

CN2 : Km 26 QL 1A, Đông lâm, Phong An, Phong điền,Thừa Thiên Huế

Tel: 0650.3796543-0907 839 717 - 0933 242 115 - 0933 503 117

Email:  nuocuongdambao@gmail.com

Websie:  www.caonamphat.com

www.maylocnuocbinhduong.com

www.xulynuocbinhduong.com


Fanpage Facebook

Tin tức sự kiện

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi dành cho bạn

    Có thể bạn quan tâm