Sàn thương mại chính thức của công ty

CAO NAM PHÁT

uống nước rẻ tiền không khác gì đưa mầm bệnh nguy hiểm vào người?

18-06-2016
HIỂM HỌA NGAY TRƯỚC MẮT, UỐNG NƯỚC RẺ TIỀN KHÔNG KHÁC GÌ ĐƯA MẦM BỆNH NGUY HIỂM VÀO NGƯỜI

Theo khuyến cáo của các chuyên gia Y Tế: Nước là một thực phẩm cần thiết đối với con người.

Nước tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải và điều hoà thân nhiệt.     

Trung bình một ngày mỗi người cần từ 1,5 - 2,5 lít nước sạch để uống, tuy nhiên những người làm công việc nặng nhọc hay trong điều kiện nóng bức thì nhu cầu nhiều hơn. Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng trong cơ thể, khi thay đổi 1-2% lượng nước trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây khát, mất 5% nước trong cơ thể có thể gây hôn mê và nếu mất một lượng khoảng 10-15% có thể dẫn tới tử vong.

Nhưng nếu uống nước không đảm bảo sẽ không khác gì bạn đang đưa các mầm bệnh nguy hiểm vào trong cơ thể mình.

Vì Nước là môi trường trung gian truyền bệnh, làm lan truyền các bệnh dịch như thương hàn, tả, lỵ, viêm gan A, suy thận, viêm đường ruột, ung thư v.v.  Ngoài ra nước có thể đưa vào cơ thể những chất độc hại,  những căn bệnh do vi khuẩn, virus, các chất phóng xạ, chất hóa học (Dioxin, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất diệt côn trùng…) hay kim loại nặng (Asen, Amoni, chì, thủy ngân…) tồn dư trong nước cũng là nguyên nhân sâu xa gây nên nhiều căn bệnh cực kì nguy hiểm như khối u, ung thư, sảy thai, dị tật bẩm sinh… Khi uống phải nguồn nước nhiễm những chất này, tác động của nó không biểu hiện ngay trước mắt mà ngấm dần vào cơ thể, để lại hậu quả khôn lường nếu sử dụng lâu dài.

Vi khuẩn, virus và các động vật ký sinh có thể lan truyền trong nước và gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này được gọi là mầm bệnh. Phần lớn những bệnh này được coi là những bệnh truyền nhiễm bởi vì chúng có thể truyền từ người này sang người khác qua nước nhiễm.

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng chất lượng nước và dung lượng nước có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Nhiều dịch bệnh liên quan đến nước bị ô nhiễm như bệnh tả, thương hàn, lỵ, ỉa chảy, v.v, đã và đang xảy ra ở những nước phát triển và đang phát triển. Thiếu nước cũng gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là sự phát sinh và lây nhiễm các bệnh về da, mắt và các bệnh truyền qua đường phân miệng. Ước tính trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột và khoảng 500 triệu người có nguy cơ bị mắc bệnh này. Theo thống kê sức khoẻ toàn cầu của trường Đại học Harvard, của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới thì hàng năm có khoảng 4 tỷ trường hợp bị ỉa chảy, làm 2,2 triệu người chết mà chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi (tương đương cứ 15 giây thì có một trẻ em bị chết). Con số này chiếm khoảng 15% số trẻ em chết vì tất cả các nguyên nhân ở những nước đang phát triển.

 Thế nào là nước sạch, nước uống an toàn? Câu hỏi này được rất nhiều người dân quan tâm và thắc mắc cần câu giải đáp:

Xin thưa: “Nước sạch, nước uống an toàn là nước phải đạt quy chuẩn theo quy định của Bộ Y Tế về nước uống, các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, hàm lượng khoáng hòa tan trong nước phải nằm trong ngưỡng cho phép mới không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng”.

Để sản xuất được một dây chuyền lọc nước có chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y Tế thì chi phí không hề nhỏ, đồng nghĩa với giá thành bán ra phải phù hợp.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà- Chánh thanh tra sở KH-CN: nước uống đóng chai, đóng bình là sản phẩm thuộc nhóm 2. Theo quy định, người sản xuất nước phải công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN 6-1: 2010/BYT của Bộ Y tế ban hành năm 2010. Để được chứng nhận hợp quy, người sản xuất phải thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Cụ thể, đối với sản phẩm nước đóng chai phải được thử nghiệm và phải đạt các tiêu chí theo tiêu chuẩn kỹ thuật

Vậy tại sao hiện nay trên thị trường vẫn đầy rẫy những bình nước, chai nước TINH KHIẾT với giá thành rẻ tương đương với nước sinh hoạt như vây? Liệu những loại nước này có ĐẢM BẢO, có được lọc qua các quy trình nghiêm ngặt và đạt các chỉ tiêu theo quy định về nước uống như hiện nay?

Xin thưa là không!

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước đóng bình với tên gọi lai tiếng nước ngoài, giá rẻ giật mình chỉ từ 5000đ-10.000đ/bình. Nhãn sản phẩm luôn được quảng cáo rất kêu: “Nước tinh khiết được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ, châu Âu…”. Nhưng thực chất, tiêu chuẩn và chất chất lượng có như quảng cáo?

Tìm hiểu được biết, nguồn nước được các cơ sở sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bán ra thị trường chỉ là nước máy, nước giếng khoan

Anh Nguyễn Đình Thi ở thôn Du Nội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, chưa biết chất lượng nước đóng bình thế nào, nhưng riêng vỏ bình cũ mèm, sứt sẹo, loang lổ cũng đã thấy không yên tâm về chất lượng. Đã thế, nắp bình nhiều khi vẫn còn nguyên vết cậy, vòi xả có bình còn bị tắc, mùi vị khó uống, có mùi rêu, vị ngang…

Tại Nghệ An: Mới đây, đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh theo Quyết định số 2880/QĐ-UBND đã tiến hành kiểm tra 41 cơ sở sản xuất nước đóng chai trên địa bàn tỉnh. Đoàn đã lấy mẫu nước của 37 cơ sở đưa đi xét nghiệm tại Viện An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) và kết quả là 21 mẫu nước của 21 cơ sở không đạt chất lượng theo quy chuẩn. Bên cạnh đó, đoàn thanh tra còn phát hiện 37 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả. 

Việc các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai sử dụng phiếu thử nghiệm kết quả chất lượng giả đồng nghĩa với việc sản phẩm nước đóng chai của các cơ sở này chưa được kiểm nghiệm mà vẫn tung ra thị trường bán cho người tiêu dùng. Và thế là lâu nay, người dân uống phải thứ nước không đạt chất lượng mà không hề hay biết.

Qua xét nghiệm phát hiện các mẫu nước này chủ yếu không đạt các chỉ tiêu vi sinh vật. Nhiều mẫu nước chứa các vi khuẩn E.Coli, Coliforms, Sunphite, Pseudomonas. Trong đó, vi khuẩn Pseudomonas tên thường gọi là trực khuẩn mũ xanh rất có hại cho sức khỏe con người. Vi khuẩn này không chỉ phát tán trong môi trường không khí bình thường, mà còn có thể sống trong môi trường ít ô xy.

Đó là chưa kể tới các cơ sở chui mà dây chuyền sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước vẫn trà trộn vào thị trường bằng nhiều cách gây thiệt hại đối với người tiêu dùng.

Trước những thông tin mà báo chí đưa ra trong thời gian gần đây về các vụ việc liên quan đến chất lượng kém của sản phẩm nước đóng chai, đóng bình tại một số cơ sở sản xuất với các bằng chứng về việc đã phát hiện trực khuẩn mủ xanh ở một nước uống đóng chai mà loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp kết hợp với các vi khuẩn khác; gây nhiễm trùng các vết thương. Trực khuẩn mủ xanh có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây hoại tử vết thương, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và đa số các chủng trực khuẩn mủ xanh đề kháng nhiều loại kháng sinh làm khó khăn cho việc điều trị.

Bên cạnh các vấn đề về chất lượng nước, chất lượng vỏ chai, vỏ bình đựng nước cũng đang là vấn đề nhức nhối. Theo quy định, các loại bình chứa nước uống loại từ 5 lít trở lên được phép tái sử dụng với quy trình ngâm, súc rửa, làm khô… Tuy nhiên, một số phương tiện thông tin đại chúng đã lên tiếng về việc rất nhiều các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai hiện tại đều súc rửa bình tái sử dụng theo cách thủ công với nước lạnh thông thường, rất hiếm có cơ sở đầu tư dây chuyền súc rửa tự động. Tình trạng này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tái nhiễm khuẩn mẫu nước ở mặt hàng nước uống đóng chai.

Đứng trước thực trạng này, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – khuyến cáo rằng người tiêu dùng nên tự bảo vệ bằng cách lựa chọn những nhãn hiệu có tiếng hoặc dùng quen để tránh rủi ro đáng tiếc.

Hãy là người tiêu dung thông minh!

 


Fanpage Facebook

Tin tức sự kiện

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi dành cho bạn

    Có thể bạn quan tâm